Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

THÔNG BÁO NGÀY 26.4


Vì khoa cập nhật lịch thi tại chức của trường quá trễ, nên chuơng trình học của lớp báo chí K08 bị xáo trộn. Nay thầy điều chỉnh lịch học lại như sau:

Ngày 7 – 8.5: đi thực tế Tiền Giang, theo kế hoạch.

Ngày 14.5: áp dụng lịch học của ngày 23.4.

Ngày 21.5: áp dụng lịch học cũ của ngày 14.5.

Ngày 28.5: Ôn tập, sửa bài cũ, và giải đáp thắc mắc.

Ngày 4.6: Thi kết thúc môn học.

Lớp trưởng hoặc nhóm trưởng của bất kỳ nhóm nào đọc được thông báo này, vui lòng làm 2 việc sau:

1. Nhắc các bạn lên blog cập nhật lại lịch học.

2. Liên hệ với thầy qua điện thoại để sắp xếp 1 buổi trưa bàn việc chuẩn bị cho chuyến đi thực tế. Tốt nhất là gặp trước ngày 30.4, để các bạn có đủ thời gian tiền trạm và nghỉ lễ.

Chúc K08 nghỉ lễ vui vẻ, an toàn.
T.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

THÔNG BÁO NGÀY 16.4

Dưới đây là bảng điểm BCK2008 được cập nhật đến hết ngày 16.4. SV download về xem, nếu có chi tiết sai hoặc thiếu sót, hãy liên hệ với thầy qua email để chỉnh sửa.

Link download bảng điểm: http://www.mediafire.com/?zwt7tcio142wizi

Have a nice weekend!

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H

Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, …?
5W1H viết tắt từ các từ sau:
What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
WHAT? (Cái gì?)
- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
- Bài học này trình bày vấn đề gì?
- E-learning là gì?
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...
WHERE (Ở đâu?)
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
- Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
- Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...
WHEN (Khi nào?)
- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
- Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...
WHY (Tại sao?)
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net?
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?...
HOW (Như thế nào?)
- Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many)
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?
WHO (Ai?)
- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?
Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.
Ví dụ về việc sử dụng công cụ 5W1H trong thực tiễn
Tác giả T.T.H – một người làm việc cho CENTEA – cho biết đã sử dụng công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị “Học cách Tư duy tích cực”.
Sau đây là các phân tích của anh ta với công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị và hữu ích trên:
WHAT: Bài viết sẽ đề cập đến vấn đề gì?
- Bài viết đề cập đến kỹ năng tư duy tích cực, nêu lên được một phác thảo sơ lược: Tư duy tích cực là gì?
-> Sự ra đời của phần 1 của bài viết: Tư duy tích cực là gì?
WHERE: Bài viết sẽ được đăng tải ở đâu? Tài liệu tìm từ đâu?
- Bài viết sẽ được đăng tải trên website giaovien.net. Tài liệu được tìm kiếm trên mạng thông tin Internet (phần Nguồn tham khảo ở cuối bài viết)
WHEN: Khi nào bài viết được đăng?
- Sau khi bài viết đã được kiểm tra các lỗi chính tả bởi CENTEA và duyệt toàn bộ nội dung bài.
WHY: Tại sao phải thực hiện bài viết này? Tại sao phải tư duy tích cực?
- Vì mong muốn cung cấp đến cộng đồng giáo viên những kiến thức về các kỹ năng sống, mà tư duy tích cực là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và giảm stress, cân bằng công việc và cuộc sống, phát triển sức mạnh tinh thần.
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao phải tư duy tích cực?”, bài viết cần đưa ra các yếu tố thuyết phục người đọc về lợi ích của tư duy tích cực để thuyết phục họ về tầm quan trọng của kỹ năng này. -> Sự ra đời của phần 2 của bài viết: Tại sao phải tư duy tích cực?
HOW: Bài viết cần được thực hiện như thế nào? Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?
- Vì đối tượng nhắm đến của bài viết là những người không biết hoặc biết nhưng chưa nắm cụ thể và rõ ràng nó là gì? Do đó, bài viết cần được thực hiện với một văn phong lôi cuốn nhưng dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Đồng thời, các ví dụ đưa ra phải ít nhiều dính dáng đến giáo viên.
- Để trả lời câu hỏi “Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?” thì cần đưa ra được các phương pháp thực hành, các lời khuyên để tham khảo. -> Sự ra đời của phần 3 của bài viết: Làm thế nào để tư duy tích cực?
WHO: Đối tượng của bài viết là ai? Ai viết bài này? Ai kiểm tra và duyệt nội dung?
- Đối tượng của bài viết là các Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu về kỹ năng Tư duy tích cực. Có thể họ chưa biết hoặc có nghe qua cụm từ “Tư duy tích cực” nhưng không nắm hết các vấn đề, kỹ thuật liên quan.
- Người viết bài: chính là …tui đây.
- Ai duyệt bài? Ban quản trị của CENTEA.
Bên trên là những phác thảo của tác giả T.T.H để thực hiện bài viết “Học cách Tư duy tích cực”. Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng công cụ này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán,…
Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Nhà văn, nhà thơ người Anh Joseph Rudyard Kipling (30 tháng 12, 1865 – 18 tháng 1, 1936, đoạt giải Nobel Văn học năm 1907). Bài thơ này như sau:
I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.
Tạm dịch:
Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.
Hiếu Học hy vọng bài viết từ CENTEA này đã đưa đến cho thầy cô và các bạn một công cụ mới, đơn giản nhưng đầy hiệu quả để giúp sức cho công việc của thầy cô và các bạn.
Hãy luôn giữ bên mình 6 người đầy tớ tận tụy và trung thành này.
+ Nguồn tham khảo: coe.jmu.edu
Nguồn Hiếu Học

Ví dụ mẫu về cách ứng dụng 6 cái mũ tư duy

Ứng xử trong kinh doanh với 6 chiếc mũ tư duy
Khi tiếp đón một khách hàng, khi làm việc, thương lượng ký kết hợp đồng với một đối tác, chúng ta cần ứng xử một cách hệ thống theo một phương pháp nhất định. Điều này giúp cho quá trình giao tiếp và ra quyết định hiệu quả hơn về thời gian và tiết kiệm chi phí.
Bài viết này xin được giới thiệu một cách thức ứng xử khi giao dịch với khách hàng, đối tác dựa trên phương pháp tư duy nổi tiếng trên thế giới: Sáu chiếc nón suy nghĩ.
Sáu chiếc nón suy nghĩ do Tiến sĩ tâm lý và y khoa, Edward de Bono, người Malta sáng tạo. Sáu chiếc nón với sáu màu sắc khác nhau là : Trắng, đỏ, đen, vàng, xanh lá cây, xanh dương. Tương ứng với sáu màu sắc mang tính chất biểu tượng, mỗi chiếc nón đề cập đến một khía cạnh trong quá trình suy nghĩ của chúng ta:
•Nón trắng: Sự kiện, thông tin
•Nón đỏ: Cảm xúc
•Nón đen: Bất lợi, rủi ro, các yếu tố tiêu cực
•Nón vàng: Thuận lợi, các yếu tố tích cực
•Nón xanh lá cây: các ý tưởng, giải pháp
•Nón xanh dương: Tổng hợp.
Phương pháp này giúp cho quá trình tư duy tập trung hơn, tránh bị tình trạng rối loạn như thường thấy. Một số công ty và tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng phương pháp này trong điều hành các cuộc họp hoặc thảo luận giải quyết vấn đề. Công ty IBM tổ chức họp với sáu chiếc nón suy nghĩ đã rút ngắn được ba phần thời gian hội họp hàng năm. Tập đoàn Statoil của Na Uy khi gặp phải một sự cố trên giàn khoan dầu gây thiệt hại khoảng 100.000 đô-la mỗi ngày, Jens Arup một chuyên gia về sáu chiếc nón suy nghĩ đã đề xuất áp dụng phương pháp này để thảo luận giải quyết vấn đề. Chỉ sau 12 phút, những người tham gia cuộc họp đã tìm ra được giải pháp khắc phục sự cố, tiết kiệm được khoản phí tốn hàng trăm ngàn đô la mỗi ngày. Tại các công ty như Microsoft, Shell, BPP, NTT (Nhật bản), Siemens, các nhà quản lý cấp cao đều được huấn luyện phương pháp tư duy này.
Khi vận dụng sáu chiếc nón suy nghĩ trong ứng xử, giao dịch với khách hàng, đối tác, chúng ta tưởng tượng sẽ đội lần lượt sáu chiến nón trên đầu. Sáu chiếc nón đó sẽ hướng dẫn, nhắc nhở chúng ta suy nghĩ, phản hồi và ra quyết định khi đón tiếp một khách hàng, khi tìm hiểu, làm việc với một đối tác.
Nón trắng: Màu trắng thể hiện sự khách quan, trung tính. Làm việc với khách hàng, đối tác chúng ta cần nắm rõ những thông tin về nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, nhất là nhu cầu có khả năng thanh toán. Nón trắng nhắc nhở chúng ta nhớ đến thông tin liên lạc (công ty, chức vụ, địện thoại, email). Trong một số trường hợp quan trọng, thông tin về tính cách, sở thích,ngày sinh hoặc về gia đình của khách hàng, đối tác cũng cần được quan tâm, không chỉ để tạo thiện cảm trong giao tiếp mà còn làm cơ sở để xây dựng sự hợp tác lâu dài.
Muốn có được thông tin khách quan trong quá trình giao tiếp đòi hỏi phải lắng nghe tốt. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp nhân viên kinh doanh nắm bắt không đầy đủ, thậm chí không chính xác yêu cầu của khách hàng nhất là đối với những sản phẩm lớn hoặc vô hình như các phần mềm, dịch vụ bảo hiểm, đào tạo. Do mong muốn bán hàng hoặc ký hợp đồng, chúng ta thường nghe “chọn lọc” những thông tin có lợi cho việc bán hàng của mình. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là nghe không đầy đủ và chính xác nhu cầu của khách hàng.
Nón đỏ: Màu đỏ là màu của máu, màu nóng nên biểu trưng cho cảm xúc. Trước hết, chiếc nón đỏ nhắc nhở chúng ta quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của khách hàng. Khách hàng đã rất háo hức và quyết tâm bằng mua được hay còn có muốn tìm hiểu, thăm dò. Khách hàng đã thật sự tin tưởng hay vẫn còn hoài nghi, lo lắng về chất sản phẩm, dịch vụ. Vì quyết định mua hàng trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào cảm xúc của người người mua nên nghệ thuật bán hàng nằm trong khả năng đáp ứng, tác động vào cảm xúc của người mua hàng.
Mặt khác, chiếc nón đỏ cũng nhắc nhở chúng ta chú ý đến khía cạnh cảm xúc, linh cảm, trực giác trong quá trình giao dịch. Một người bán hàng kinh nghiệm có thể “biết” được người đến cửa hàng sẽ mua hàng hay không. Một nhà quản lý từng trải có thể “cảm nhận” được sự tin cậy, khả năng tiến tới đối với đối tác chỉ trong vòng vài phút ban đầu tiếp xúc. Trong những trường hợp này, trực giác đóng vai trò chi phối. quyết định.
Nón đen: Màu đen trong nhiều nền văn hóa thể hiện cho những điều xui xẻo. Trong giao dịch, nón đen nhắc nhở chúng ta nhớ đến những rủi ro tiềm ẩn, những bất lợi có thể xảy ra xảy ra trong quá trình phục vụ khách hàng, hay làm việc với đối tác. Một công trình xây dựng kéo dài trong một năm phải đối diện với khả năng tăng chi phí vật liệu xây dựng, khả năng hao tổn những nhân sự. Quá trình triển khai một phần mềm quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp bất lợi nếu trình độ tin học của nhân viên quản trị nhân sự thấp hoặc có thái độ không muốn hợp tác. Nhìn thấy trước những rủi ro, bất lợi phát sinh sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trao đổi về những phương pháp dự phòng phù hợp.
Nón vàng: Màu vàng là màu của chiến thắng,huy hoàng (cúp vàng, long bào của vua). Nón vàng nhắc nhở chúng ta phải cung cấp cho khách hàng những lợi ích nếu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Một bức tranh chi tiết và sinh động về kết quả giao dịch sẽ làm cho khách hàng thêm “cảm hứng” để mua hàng.
Nón xanh lá cây: Đây là màu của cây cỏ nên mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở. Vận dụng trong giao tiếp ứng xử, đây là thời điểm chúng ta giới thiệu với khách hàng, đối tác các giải pháp khác nhau để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng thường cảm thấy hài lòng hơn khi chúng ta có thể giới thiệu một số sản phẩm hoặc giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Nón màu xanh dương: Màu xanh dương là màu của bầu trời bao phủ vạn vật. Đây là thời điểm chúng ta tóm tắt lại những gì đã trao đổi, thỏa thuận. Những việc đã đồng ý, chưa thống nhất, còn phải trao đổi thêm. Tư đó, chúng ta có thể xác định các bước làm việc tiếp theo sau buổi làm việc, trao đổi.
Như vậy, mặc dù không đội các chiếc nón lên đầu nhưng hình ảnh sáu chiếc nón với những màu sắc riêng biệt ở trong đầu, chúng ta đã có được một phương pháp giao tiếp, ứng xử với khách hàng, đối tác một cách có hệ thống.
Trần Minh Trọng
(nguồn: http://mrdontwori.wordpress.com)

Six thinking hats

6 chiếc mũ tư duy
“6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ giúp tư duy được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats” năm 1985. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.
Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công. Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực. Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp. Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ.
Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập. Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.
Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”
Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới. 
Mũ trắng
Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc.
Mũ đỏ
Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn. 
Mũ đen
Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.
Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này.
Mũ vàng
Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Mũ xanh lá cây
Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Mũ xanh dương
Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”.
Bạn có thể sử dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” trong các cuộc họp hoặc khi giải quyết vấn đề của mình. Nếu dùng trong các cuộc họp, kỹ thuật này sẽ giúp chủ tọa tháo “ngòi nổ” xung đột có thể xảy ra khi nhiều người có lối tư duy khác nhau cùng thảo luận về một vấn đề. Bạn cũng có thể sử dụng một phương pháp khác tương tự với “6 chiếc mũ tư duy” là đánh giá vấn đề từ quan điểm của nhiều chuyên gia (bác sĩ, kiến trúc sư, giám đốc kinh doanh …) hoặc khách hàng.
“6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Nó giúp bạn kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định. Nhờ vậy, kế hoạch của bạn sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn tránh được những sai lầm về giao tế nhân sự và thấy trước những nhược điểm của một kế hoạch hành động. 
Vietnamworks dịch từ mindtools.com
http://advice.vietnamworks.com/vi/print/625

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

THÔNG BÁO

Các nhóm check mail, nhận bài thầy đã sửa. Các nhóm in bài cho lớp (lưu ý, chỉ in bản thầy đã sửa), mỗi bạn 1 bản, và thầy 1 bản. T7 vào lớp, nhóm đem theo, thầy yêu cầu nhóm nào thì nhóm đó phát cho lớp.

Bài cá nhân của bạn Thắng cũng in ra cho cả lớp.

Nhóm nào chưa gửi cho thầy báo cáo công việc của bài tập 1, nhanh chóng hoàn tất báo cáo và email cho thầy.

Danh sách lớp có hơn 50 bạn, nhưng danh sách nộp bài chỉ có 49. Lớp nhắc các bạn chưa đăng ký thì nhanh chóng đăng ký, T7 (16.4) khoá sổ.

Bạn nào chưa có nhóm tranh thủ gia nhập nhóm có sẵn, hoặc rủ các bạn chưa có nhóm để lập nhóm. T7 (16.4) cũng là ngày khoá sổ nhóm. Vẫn còn nhiều nhóm có quá ít thành viên để các bạn chưa có nhóm tham gia.

Nhóm nào chưa có tên như nhóm 8, nhanh chóng đặt tên nhóm để đăng ký vào T7 này.

Nhớ đọc kỹ các link để thảo luận, đọc báo để điểm tin đầu giờ, chuẩn bị các câu hỏi hay để lấy điểm thưởng.

Chúc  BCK2008 một tuần học tập, làm việc thành công!

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Môn: Ghi nhanh và tường thuật
Lớp: BCK2008
Giờ học: 8g30 – 12g00
Phòng học: A315
Giảng viên: Ngô Ngọc Danh

I. Mục đích môn học:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng tường thuật sự kiện, hoặc vấn đề. Sau khi học môn này, sinh viên có khả năng:
+ Chuẩn bị tư liệu trước khi tường thuật.
+ Biết sử dụng năm giác quan đúng cách để cảm nhận sự kiện, sau đó chọn lọc chi tiết thích hợp đưa vào bài.
+ Biết đặt đúng câu hỏi, với đúng đối tượng để tìm thông tin. Sau đó, biết chọn câu trả lời hay đưa vào bài.
+ Biết dùng phương pháp “Sáu cái mũ tư duy” để tư duy ra quyết định và ứng dụng vào việc viết báo. Biết dùng phương pháp này để sàng lọc thông tin, phát hiện thông tin “giả”, thông tin sai, thông tin thiếu.
+ Biết đặt tựa và viết đoạn mào đầu đúng.
+ Biết viết bài tường thuật đúng tiêu chuẩn báo chí hiện đại quốc tế.
+ Có căn bản để phát triển nghề viết báo in và khả năng tư duy báo chí.

II. Giáo trình:

Giảng viên soạn, phát hoặc sinh viên đọc trên blog, web, theo yêu cầu ghi dưới đây.

III. Yêu cầu và quyền của sinh viên:

1.      Trước khi đến lớp, sinh viên phải đọc hai tờ báo: Tuổi Trẻ và Thanh Niên của ngày hôm đó. Sẽ có kiểm tra thường xuyên và đột xuất, có lấy điểm.
2.      Sinh viên hoàn tất bài tập, đúng hạn định. GV không chấm bài nộp trễ.
3.      Sinh viên phải đọc những bài đọc tham khảo bắt buộc của ngày hôm đó, để vào lớp thảo luận. Thảo luận có chấm điểm.
4.      Tuy không điểm danh, nhưng sinh viên nên đi học đều đặn, vì mỗi buổi học đều có bài tập trên lớp và bài tập về nhà, bài tập cá nhân và bài tập nhóm. Các bài tập này sẽ được tính điểm cộng vào bài kiểm tra cuối môn học.
5.      Sinh viên được quyền ăn, uống trong lớp nếu điều đó giúp sinh viên học tốt hơn và không làm phiền người xung quanh. Ví dụ: café, kẹo bánh chống buồn ngủ, fast food ăn trưa…
6.      Sinh viên được quyền đặt câu hỏi về các vấn đề của môn học trong lớp hoặc ngoài lớp.
7.      Sinh viên được quyền tự do phát biểu suy nghĩ, ý tưởng, cảm tưởng của mình về môn học, bài học, bài tập, vấn đề, sự kiện… để việc học được tốt hơn, miễn phát biểu đó lịch sự, hoà nhã không làm phiền lớp học.
8.      Trong chương trình học có nhiều buổi thực tế để làm bài tập, trong đó có một chuyến thực tập xa. Tuy không điểm danh, và không bắt buộc sinh viên tham gia, nhưng sinh viên nên tham dự đầy đủ, vì bài làm trong lớp và bài thi cuối môn học có nhiều phần liên quan đến các chuyến đi. Nếu không đi sẽ không làm bài được.

IV. Cách chấm điểm:

Mỗi sinh viên sẽ có nhiều cột điểm, trong đó là điểm các bài tập, các buổi thảo luận thực hành trong lớp, các chuyến đi thực tế và cột điểm bài thi cuối môn học.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên có ý kiến hay, hoặc có tin, bài, ảnh từ các chuyến đi của lớp trong môn học này được đăng báo giấy, điện tử, báo nói, báo hình sẽ được điểm thưởng riêng.
Điểm môn học là điểm cộng trung bình của các cột điểm này.

V. Lịch học:
Ngày 09.04
1.      Giới thiệu chương trình học và tổ chức ban đầu.
2.      Khái quát tường thuật
3.      Thực hành: Được thông báo cuối giờ học.
4.      Tham khảo bắt buộc:
c.   Sử dụng lời trích dẫn hiệu quả http://www.vietnamjournalism.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2295&catid=31:viet-tin-bien-tap&Itemid=92

Ngày 16.04:
1.      Kiểm tra thời sự.
2.      Sửa bài thực hành hôm trước. Thảo luận, đặt câu hỏi.
3.      Thảo luận nhóm về quy tắc “check and double check”.
4.      Học bài: Sáu cái mũ tư duy.
5.      Thực hành: Được thông báo cuối giờ học.
6.      Tham khảo bắt buộc:
b.  Và những bài sau đây: 10 kỹ năng phỏng vấn; Những nguyên tắc cơ bản của phỏng vấn; Vượt khó khi phỏng vấn. Những bài này cũng nằm trong link trên.
7.      Tham khảo tuỳ ý:
d.  The de Bono group LLC: Six thinking hats http://www.debonogroup.com/six_thinking_hats.php

Ngày 23.04:
1.      Kiểm tra thời sự.
2.      Sửa bài thực hành hôm trước. Thảo luận, đặt câu hỏi.
3.      Giao lưu với một nhà báo.
4.      Thực hành phỏng vấn đặt câu hỏi, tường thuật tại chỗ.

Ngày 07 - 08. 05:
Đi thực tế xa

Ngày 14.05:
1.      Kiểm tra thời sự.
2.      Sửa bài thực hành hôm trước. Thảo luận, đặt câu hỏi.
3.      Bài tập nhóm trong lớp.
4.      Học bài: Viết tựa và mào đầu.
5.      Ôn tập. Hướng dẫn làm bài thi.
6.      Tham khảo bắt buộc:

Ngày 21.05:
Thi cuối môn học.

P.S: GV giữ quyền thay đổi lịch học vào giờ cuối.

Hết